TIN MỚI




BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Sáng nay 11/09/2023, Trường tiểu học Tân Phú tổ chức buổi tuyên truyền nói về cách phòng chống bệnh Đau mắt đỏ và bệnh Sốt xuất huyết cho 1290 em học sinh. Tham dự buổi tuyên truyền có Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong toàn trường.

 

Tại buổi tuyên truyền, nhân viên y tế nhà trường đã phổ biến những kiến thức cơ bản nhất như: hiểu biết về nguyên nhân của bệnh con đường lây bệnh là gì? Bệnh thường lây qua con đường nào? Nêu lên tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh đau mắt đỏ và bệnh sốt xuất huyết. Khuyến cáo các em học sinh biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh như: Biểu hiện chính của 2 căn bệnh là ngứa đỏ giác mạc, chảy nước mắt… sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu dữ dội ở vùng chán, đau hốc mắt, đau người, đau các khớp, buồn nôn, phát ban, Xuất huyết dưới da… Sự nguy hiểm của bệnh là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc sốt xuất huyết.

Để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ được tốt nhất nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt (dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân); khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.

- Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Về nhà, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục.

- Không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan

Để chủ động phòng chống bệnh Sốt xuất huyết được tốt nhất thì bộ y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh như sau:

- Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện…

- Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ màn kể cả ban ngày…

- Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà cũng như ở lớp gọn gàng, ngăn nắp.

- Thường xuyên cọ, súc rửa lu, thùng, chum, vại, phi, chậu… , dùng bàn chải cọ sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.

- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy.

- Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu luyn vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.

- Loại trừ ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở.

- Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

- Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.

- Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

Ngoài ra, cán bộ y tế nhả trường còn đưa ra các câu hỏi cho các em học sinh trả lời liên quan đến vấn đề về cách phòng chống bệnh như thế nào, cách phát hiện bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh để các em nắm rõ thêm về kiến thức để phòng bệnh được tốt nhất có thể được các em sôi nổi quan tâm trả lời.  

Một số hình ảnh HS trả lời câu hỏi

                                                                                            Người viết bài

Nhân viên y tế: Đào Thị Thu Hoài

 

Tiểu học Tân Phú
2018 © Trường Tiểu Học Tân Phú 
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Dương Thanh Lê
Địa chỉ: Phường Tân Phú - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước